Thi công ép cọc với máy ép tĩnh công nghệ cao

1. Tổ chức thi công ngoài hiện trường

Sơ đồ bố trí nhân lực

2. Bố trí tổng mặt bằng thi công Bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.

Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, bãi tập kết cọc BTDƯL, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên.

3. Quy trình cung cấp và ép cọc bê tông – Vận chuyển cọc bê tông cốt thép, dàn máy ép cọc, tải bê tông đến công trường. Kiểm tra giấy tờ hiệu chuẩn, vận hành thử để chuẩn bị thi công ép cọc.

– Tiến hành ép cọc, nhân viên kỷ thuật của khách hàng và của Công ty cổ phần HT Việt Nam cùng giám sát quá trình ép, ghi nhật ký ép cọc cho từng tim cọc. Công trình hoàn thành, 2 bên tiến hành nghiệm thu ép cọc tại công trường.

– Căn cứ nghiệm thu, 02 bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

– Với quy trình khép kín ở trên, Công ty cổ phần HT Việt Nam sẽ mang đến cho khách hàng sự an tâm tin tưởng cao nhất. Ở một giai đoạn làm việc, khách hàng sẽ được làm việc với nhân viên quản lý cấp cao nhất của bộ phận để đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, rút ngắn thời gian, đem lợi hiệu quả kinh tế cao cho cả khách hàng và công ty Chúng tôi.

4. Các qui phạm kỹ thuật áp dụng – Căn cứ yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.

– Tiêu chuẩn Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 5574:2012)

– Tiêu chuẩn Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bảng tải trọng tĩnh ép dọc trục (TCVN 9393:2012)

– Tổ chức giám sát, quản lý chất lượng theo đúng qui định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình,theo tiêu chuẩn hiện hành ( TCXDVN 9394-2012)

5. Trình tự thi công ép cọc – Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.

– Chất đối trọng lên khung đế.

– Cẩu lắp giá ép vào khung đế,định vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.

Các bước thi công cho một tim cọc:

Bước 1: Trắc đạc xác định vị trí tim cọc chuẩn bị ép dung cọc tiêu đánh dấu tim cọc

Bước 2: Dùng cần cẩu di chuyển giá ép vào đúng vị trí cọc tiêu đã cắm ở trên. Khi đặt giá ép xong dung máy trắc đạc điều chỉnh độ thẳng đứng và thăng bằng của dàn ép và lắp đặt các thiết bị cần thiết cho máy ép như ống dẫn dầu,…tập kết máy hàn.

Bước 3: Sau khi đã kê kích chắc chắn dàn ép tiến hành đặt quả đối trọng lên giá ép bằng cần cẩu.

Bước 4: Dùng cáp neo buộc cọc đảm bảo chắc chắn, sau đó dung cẩu nhấc từng đoạn cọc vào vị trí lồng giá ép, mỗi đoạn cọc nối với nhau bằng phương pháp hàn, kết thúc ép khi đã ép đủ thông số kĩ thuật mà tư vấn thiết kế đưa ra.

Bước 5: Kiểm tra đọ thẳng đứng của cọc theo hai phương bằng máy toàn đạc trước khi ép. Tiến hành ép cọc với vận tốc đạt 1cm/s ép đến khi đầu cọc cách mặt đất 200mm thì ngưng lại.

Bước 6: Di chuyển dàn ép dẫn hướng lên cao và cẩu tiếp đoạn giữa 9m lắp dựng vào dàn ép và cài chặt đoạn đầu cọc vào tháp dẫn hướng sau đó hàn nối liên kết hai đoạn cọc vào với nhau . Kiểm tra đọ thẳng đứng của cọc theo hai phương bằng máy toàn đạc trước khi ép. Tiến hành ép đoạn thân với vận tốc đạt 1cm/s ép đến khi đầu cọc cách mặt đất 200mm thì ngưng lại.

Bước 7: Sử dụng cọc ép âm tiếp tục ép cho đến khi mũi cọc đạt đọ sâu thiết kế và lực ép không nhỏ hơn Pmin

Bước 8: Sau khi ép xong một cọc, trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép cọc trên móng thứ nhất, dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.

Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 đã được đặt trước ở hố móng thứ 2. Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.

Việc dừng ép cọc được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin (theo thiết kế).

– Nếu mũi cọc chưa đạt độ sâu thiết kế, dừng ép cọc khi lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmax (theo thiết kế)

– Nếu mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép cọc nhỏ hơn Pmin thì việc ép cọc vẫn tiếp tục cho đến khi lực ép đạt Pmin (theo thiết kế)

Đơn vị thi công sẽ thông báo với Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế khi có sự khác biệt của giá trị lực ép và chiều sâu ép cọc để có hướng giải quyết, khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở kết luận xử lý.

Cọc nghiêng qúa quy định (lớn hơn 1%), cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định).

Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát, vỉa sét cứng…

Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.

Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pmax).

Kết thúc việc ép xong một cọc.

  • Liên Hệ
  • Hợp Tác
  • Đặt Hàng

Trụ sở chính:

  • Đan Nhiễm, TT.Văn Giang, H.Văn Giang,T.Hưng Yên
  • 0915.075.338
  • 03213.933599
  • htranf@htvietnam.com.vn

Văn Phòng Miền Trung

  • Căn hộ HV51A, Đô thị Ecocentral Park Vinh, xã Hưng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An
  • 0968.073.986
  • htranf@htvietnam.com.vn

Văn Phòng Hồ Chí Minh

  • Số 32 - Lê Duy Nhuận - P.12 - Q.Tân Bình - Tp.HCM
  • 0968.073.986 - 0915.075.338
  • htranf@htvietnam.com.vn

THÔNG TIN


Nhập vào tài khoản Email của bạn để nhận được những tin tức mới nhất về sản phẩm của chúng tôi

LIÊN KẾT


© 2018 All rights reserved. Privacy Policy
.
.
.
.